Bắp được trồng có thời gian thu hoạch thích hợp là rất quan trọng. Giai đoạn trưởng thành của bắp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bắp ủ chua vì số lượng các chất dinh dưỡng và độ ẩm được đảm bảo theo tiêu chuẩn. Cây bắp ở khoảng thời gian 2 tháng thường thu hoạch ở một độ ẩm toàn bộ nhà máy là 65~70%. Các cây bắp cắt nhỏ được trực tiếp đóng gói trong túi nhựa 20 kg hoặc bao jumbo 650kg. Dự án phát triển cánh đồng bắp lớn hàng ngàn ha tại Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Thuận, An Giang nhằm đáp ứng nhu cầu thức ăn cho đàn bò của dự án và xuất bán ra thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Hiện nay một số giống bắp có các đặc điểm ưu việt như: kháng sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, không đổ ngã, mật độ trồng dày mà trái bắp vẫn đạt yêu cầu to, đẫy hạt. Khi bắp chín lá vẫn xanh, đặc biệt là năng suất sinh học rất cao (thân, lá và trái bắp), đạt khoảng hơn 60 tấn/ha. Sản lượng Bắp ủ chua dự kiến sẽ bán ra thị trường và xuất khẩu hàng trăm ngàn tấn mỗi năm.
Kỹ thuật ủ chua bắp cần có những bước như sau:
1.Thu hoạch cây bắp để ủ chua:
Thời điểm lý tưởng để cắt bắp ủ chua là khi 50% số bắp trên ruộng ở giai đoạn chín sáp.
Khi thu hoạch bắp để ủ chua, cần thu hoạch toàn bộ số bắp, bởi vì hạt có chứa đường, tạo thuận lợi cho quá trình lên men. Nếu chỉ ủ chua những cây bắp không, bắp sẽ không tạo ra loại thức ăn ủ chua có chất lượng tốt.
1. Kỹ thuật ủ chua:
- Sau khi cắt bắp cần rải xuống đất hoặc sân, phơi tái dưới nắng khoảng nửa ngày, làm cho cây bắp bị mất nước và khô đi một chút. Đó là yếu tố thuận lợi cho việc ủ chua thành công. Lưu ý là không phơi quá khô trước khi thái nhỏ và đưa vào hố/túi ủ. Trong lúc phơi, cứ 2 giờ cần trở đảo một lần để cây khô héo đều.
- Bước tiếp theo là tiến hành băm, thái bắp cây thành những mẩu nhỏ 3 -5cm. Sau đó chất vào hố/ túi ủ và nén thật chặt.
- Trong trường hợp chăn nuôi trâu, bò quy mô trang trại và sử dụng hố ủ hai vách song song, cần rải một lớp rơm hoặc cỏ khô xuống đáy hố, sau đó chất từng lớp thức ăn có độ dầy 40 - 60cm, đều khắp hố. Sau mỗi lớp thức ăn, dùng máy kéo hoặc xe tải chạy từ đầu này đến đầu kia, song song với hai vách năng của hố để nén khối thức ăn. Cứ làm như thế cho đến khi hết thức ăn.
*Cho thêm rỉ mật (mật mía):
- Trong các loài cây thức ăn nhiệt đới, lượng đường thường không đủ để sản sinh ra đủ lượng axít lactic làm chua cho toàn khối thức ăn. Do vậy cần bổ sung thêm đường để tạo thuận lợi cho quá trình lên men lactic.
- Đối với cây bắp cần bổ sung 5 lít rỉ mật đường cho 01 tấn thức ăn.
- Đống hố ủ: Kỹ thuật đóng hố ủ cũng thay đổi tùy theo từng loại hố. Trường hợp hố ủ lớn, hai vách song song, sau khi đã nén kỹ lớp thức ăn trên cùng, dùng tấm bạt hoặc nilon dày, màu thẫm phủ kín toàn bộ miệng hố. Cuối cùng dùng các vật nặng (lốp xe cũ, gỗ…) chèn chặt lên trên.
Đối với loại hố ủ xây, nhỏ, sau khi toàn bộ thức ăn đã được nén chặt tới miệng hố, tiến hành đóng hố ủ lại bằng cách phủ một lớp rơm (độ dày 5cm) lên đỉnh hố, sau đó đổ một lớp đất dày (tối thiểu 30cm) lên trên và bao phủ toàn bộ bề mặt hố ủ. Lớp đất này có tác dụng ngăn cản không khí và nước mưa thấm vào trong hố ủ, đồng thời giúp cho việc nén thức ăn được tốt hơn. Khi thực hiện, cần phải che hố ủ bằng nilon, bằng tôn hoặc tấm lợp fibro ximăng.
- Khoảng 72 giờ sau khi đóng hố ủ, hiện tượng lên men dừng lại. Cây bắp thức ăn chuyển thành thức ăn ủ chua. Khi đó bắt đầu một thời kỳ ổn định, kéo dài khoảng 6-7 tuần lễ. Thức ăn ủ chua này có thể sử dụng cho gia súc bắt đầu từ tuần lễ thứ 8.
2. Ủ chua cây bắp sau khi thu bắp non:
- Loại cây bắp chín sữa chín sáp và đã thu hết bắp có thể ủ chua. Tiến hành cắt cây bắp vào chính ngày thu bắp và phơi héo. Kỹ thuật ủ chua cũng tương tự như trường hợp cây bắp trồng làm thức ăn gia súc. Chỉ có điểm khác là phải sử dụng lượng rỉ mật đường lớn hơn (1 tấn thức ăn phải sử dụng 10 lít rỉ mật).
3. Ủ chua cây bắp sau khi thu bắp khô:
- Phải ủ chua vào chính ngày thu bắp, không cần phơi thêm. Trước khi thái cây và lá bắp, cần loại bỏ bớt một số lá già, khô, phần dưới gốc cây. Đối với loại cây bắp này cần phải băm, thái nhỏ hơn và nén vào hố thật chặt; lượng rỉ mật cần thiết cũng lớn hơn (1 tấn thức ăn phải sử dụng 10 lít rỉ mật).
Từ những kỹ thuật ủ bắp truyền thống bằng hố, bạt thì ngày nay thời của công nghệ phát triển. Một trong số đó ngành bao bì đã mang lại lợi ích mới trong việc ủ bắp tạo hiệu quả cao tiết kiệm không gian, vận chuyển và vẫn đảm bảo 100% chất lượng sản phẩm giúp sản xuất trong nước và xuất khẩu 1 cách hiệu quả. Đó chính là ủ bắp trong bao bì jumbo (big bag) với khối lượng lên đến ~ 1.000 kg
Bao jumbo Vina Tân Á được dệt từ các sợi nhưa pp nguyên sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm dành cho động vật, kể cả con người.
Cấu tạo 1 bộ bao jumbo đựng bắp ủ chua gồm:
Kích thước 92x92x120 cm
Miệng: nắp trùm (rộng bằng thân)
Đáy đóng
4 quai nâng và có túi lồng pe bên trong.
Bao jumbo giúp định hình và nhỏ gọn trong khu vực ủ, dễ dàng thao tác, túi lồng độ dày đủ để tránh thoát khí giúp đạt tối ưu sản phẩm.
Công ty Cổ Phần Vina Tân Á đã có những thiết kế bao jumbo ưu việt trong ngành bao bì nhằm tiết kiệm chi phí cho khách hàng, thuận tiện cho sử dụng tại trang trại có qui mô lớn cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngoài sản phẩm bao jumbo, công ty Cổ Phần Vina Tân Á còn sản xuất nhiều sản phẩm khác như bao pp dệt, bao Kraft, Túi màng ghép phức hợp.
____________________________________________________________________________________________________________
Với uy tín nhiều năm thiết kế, sản xuất và kinh doanh bao bì chất lượng, công ty cổ phần Bao bì Vina Tân Á rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng.
Mọi nhu cầu về sản phẩm Bao bì Qúy khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline: 08 - 8887 - 3636 để được hỗ trợ 24/24
Hoặc liên hệ trực tiếp Ms Nam (Kinh doanh) : Call: 0946 - 997 - 073 ; Email: kinhdoanh1@vinatana.com
Gửi bình luận